KẾ HOẠCH Về tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 sản xuất cánh đồng lớn trên địa bàn huyện năm 2022 và những năm tiếp theo
KẾ HOẠCH
Về tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 sản xuất cánh đồng lớn
trên địa bàn huyện năm 2022 và những năm tiếp theo
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM XUYÊN Số /KH-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm Xuyên, ngày tháng năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Về tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 sản xuất cánh đồng lớn
trên địa bàn huyện năm 2022 và những năm tiếp theo
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh về tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
- Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh về
quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây
dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025.
- Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tập trung, tích tụ ruộng
đất phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021- 2025 và những năm tiếp theo.
- Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 24/7/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ lần
thứ XXXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
- Nghị quyết số 05/NQ-HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về tập trung
ruộng đất xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn, nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất
trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
- Chương trình hành động số 59-CTr/HU của Huyện ủy về việc thực hiện
Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
“tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -
2025 và những năm tiếp theo”.
- Nghị quyết số Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 27/12/2021 của HĐND
huyện về việc thông qua một số nội dung hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
gắn với xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM TẬP TRUNG,
TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT TRONG VỤ XUÂN NĂM 2022.
1. Kết quả đạt được.
Thực hiện kế hoạch số 3788/KH-UBND ngày 02/12/2021 của UBND
huyện, bước đầu triển khai thí điểm việc tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất
lần 3 tại 02 thôn của 02 xã với tổng diện tích 89,5 ha, cụ thể như sau:
- Tại thôn 7A, xã Nam Phúc Thăng: diện tích trước chuyển đổi 60 ha với
240 thửa, sau chuyển đổi còn lại 70 thửa, bình quân mỗi thửa 0,85 ha, trong đó
thửa có diện tích lớn nhất 1,75 ha, thửa có diện tích bé nhất 0,35 ha. Các trục
đường chính nội đồng trước chuyển đổi 5 m sau chuyển đổi 7 m (trục đường bờ
vùng), đường chính ngang nội đồng từ 3m lên 5m (trục đường bờ thửa). Diện tích
khẩu trước chuyển đổi 700 m2 sau chuyển đổi bình quân 650 m2, khẩu mới phát
sinh 350 m2, bình quân 01 thửa/hộ đạt 97%. Bà con nhân dân đã nhận ruộng và
tiến hành sản xuất trên diện tích mới sau chuyển đổi.
- Tại thôn Trung Tiến, xã Cẩm Dương: Tổng diện tích sản xuất trước
chuyển đổi 29,5 ha với 174 thửa của 96 hộ dân; sau khi tập trung, tích tụ, chuyển
đổi ruộng đất lần 3 còn 42 ô thửa lớn, bình quân mỗi thửa 0,69 ha (thửa có diện
tích lớn nhất 1,02 ha, thửa có diện tích bé bé nhất 0,4 ha), bình quân 01 thửa/hộ.
Các trục đường chính nội đồng (bờ vùng) trước chuyển đổi 4 m sau chuyển đổi 6
m, đường chính ngang nội đồng (bờ thửa) từ 2 m lên 4 m và 100% hộ dân đã nhận
ruộng sản xuất, tất cả hộ dân đều đồng thuận sau khi nhận ruộng.
2. Một số khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên hộ thấp, đất giao đến hộ
phân tán, manh mún, nhiều ruộng, nhiều thửa; đất đai không bằng phẳng, còn có
ruộng bậc thang.
- Quyết tâm chính trị của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở chưa cao (dự kiến
ban đầu triển khai tập trung, tích tụ và chuyển đổi ruộng đất lần 3 tại 7 xã, trên địa
bàn 9 thôn) và ý thức, tư tương của người dân của một số người dân ngại thay đổi,
chưa muốn chuyển đổi.
- Khó khăn lớn nhất về việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong
hạn mức theo quy định của Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân không trực
tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền
sử dụng đất trồng lúa; chính sách giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài theo Nghị
định 64/CP gây những khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện (khẩu được
giao đất nay đã chết, hoặc đã có nghề nghiệp khác, chuyển đi nơi khác nhưng vẫn
có ruộng; khẩu phát sinh không được giao đất để sản xuất…)
- Kinh phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng,
san gạt, cải tạo đồng ruộng phục vụ cho cho chuyển đổi rất lớn.
3. Bài học kinh nghiệm.
- Công tác tổ chức tuyên truyền, học tập chủ trưởng, chính sách, nghị quyết
của Đảng để cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu, nhận thức tư tưởng
để thống nhất trong hành động là hết cần thiết; phải xây dựng được phương án, kế
hoạch sát đúng với thực tiễn, khung kế hoạch cụ thể và chỉ đạo làm điểm để sau
đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.
- Về công tác chỉ đạo, điều hành: việc tập trung, tích tụ chuyển đổi ruộng
đất lần 3, sản xuất cánh đồng lớn phải xem đây là cuộc cách mạng nhằm đổi mới
về thực chất sản xuất ở nông thôn vì vậy phải được sự chỉ đạo quyết liệt và
thường xuyên của cấp ủy và chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của đoàn thể các
cấp; sự đồng tình ủng hộ và tự nguyện của người dân. Đặc biệt vai trò của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo xã, thôn xóm, trong đó vai trò rất lớn của đồng chí thư chi bộ,
thôn trưởng giám nghĩ, giám làm, tâm huyết và nhiệt tình.
- Về quy hoạch và tổ chức triển khai: Để tạo được sức lan tỏa trước hết cần
lựa chọn quy hoạch thôn có điều kiện thuận lợi để thực hiện trước; phải thực hiện
tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, cải tạo đồng ruộng,
tạo điều kiện để mọi cánh đồng, mọi thửa đất thuận lợi trong việc đi lại sản xuất
và chủ động tưới tiêu.
- Phải biết phát huy quyền làm chủ của tập thể nhân dân, thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở để tạo ra sức mạnh tổng hợp, thống nhất thực hiện lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng và chính quyền.
III. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI, TẬP TRUNG, TÍCH TỤ RUỘNG
ĐẤT NĂM 2022 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1. Mục đích, yêu cầu.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền, các phòng, ban ngành, đoàn thể, doanh
nghiệp, Hợp tác xã và từng cán bộ đảng viên nghiêm túc quán triệt, triển khai đầy
đủ các nội dung Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, số 05-NQ/HU của Huyện
ủy (gọi tắt là các Nghị quyết), chương trình hành động số 59-CTr/HU của Huyện
ủy (gọi tắt là chương trình) để thống nhất trong nhận thức, quyết tâm chính trị cao
trong tổ chức thực hiện.
- Xác định cụ thể các nhiệm vụ, nội dung, tiến độ thời gian thực hiện để cấp
ủy đảng, chính quyền các cấp, các phòng, ban ngành và các tổ chức đoàn thể xây
dựng kế hoạch triển khai thực hiện thành công.
- Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết và chương trình đảm bảo đạt
được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; bảo đảm đúng về nguyên tắc, phát huy dân chủ,
tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là các hộ nông dân bị ảnh
hưởng; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và của hộ nông dân.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể.
2.1. Mục tiêu.
Tập trung, tích tụ ruộng đất với mục tiêu khắc phục tình trạng ruộng đất
phân tán, nhỏ lẻ, manh mún tiến tới giảm số chủ sử dụng đất, hình thành cánh
đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tạo
điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các thành phần kinh tế khác
đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi
số, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao
thu nhập cho người sản xuất, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển
nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng
hiện đại, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể.
- Năm 2022: Triển khai nhân rộng trên địa bàn 15 xã, thị trấn tại 44 thôn, tổ
dân phố với tổng diện tích 1.591 ha (theo đăng ký của các địa phương), cụ thể:
+ Xã Nam Phúc Thăng: 04 thôn, diện tích 100 ha.
+ Xã Cẩm Dương: 03 thôn, diện tích 110,2 ha
+ Xã Cẩm Quang: 02 thôn, diện tích 60 ha
+ Xã Cẩm Hà: 02 thôn, diện tích 52 ha
+ Xã Cẩm Bình: 02 thôn, diện tích 27 ha
+ Xã Cẩm Thành: 03 thôn, diện tích 90 ha
+ Xã Cẩm Thạch: 02 thôn, diện tích 20 ha
+ Thị trấn Thiên Cầm: 02 TDP, diện tích 30 ha.
+ Xã Cẩm Mỹ: 01 thôn, diện tích 22,6 ha
+ Xã Cẩm Cẩm Hưng: 1 thôn, diện tích 73 ha
+ Xã Cẩm Thịnh: 1 thôn, diện tích 17 ha
+ Xã Cẩm Lộc: 1 thôn, diện tích 10 ha
+ Xã Yên Hòa: 8 thôn, diện tích 364,4 ha
+ Xã Cẩm Lạc: 10 thôn, diện tích 529 ha
(Chi tiết cụ thể đến tận thôn, xóm có phụ lục kèm theo)
- Giai đoạn năm 2023-2025, thực hiện thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển
đổi khoảng 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.
- Giai đoạn 2026 - 2030, thực hiện thực hiện tập trung, tích tụ, chuyển đổi
khoảng 3.000 ha; tổng giai đoạn 2022-2030 đạt 50% tổng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp toàn huyện.
- Phấn đấu đến hết năm 2025 trên diện tích tập trung, tích tụ ruộng đất có
05 mô hình góp đất thành lập Tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết sản xuất với doanh
nghiệp tối thiểu 1000 ha; 02 mô hình cho doanh nghiệp thuê đất để sản xuất 200
ha để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có giá trị kinh tế cao.
- Đối với khu vực được khoanh vùng thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất
phấn đấu còn 01 - 02 thửa/01 hộ, trong đó từ 75 - 80% số hộ sử dụng 01 thửa và
diện tích sau khi chuyển đổi được đo vẽ lại bản đồ, cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong vùng sản xuất xuất nông nghiệp
tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao quy mô diện tích từ 02ha trở lên;
doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua các hình thức tập trung ruộng đất tạo thành
vùng sản xuất tập trung đạt quy mô từ 30h trở lên.
3. Về thời gian và tiến độ thực hiện.
- Thực hiện trong năm 2022, cụ thể: các xã, thị trấn đăng ký theo kế hoạch
thực hiện trong năm 2022, triển khai ngay sau khi thu hoạch xong lúa Hè Thu, từ
tháng 9/2022, hoàn thành trước ngày 30/12/2022. Tháng cao điểm ra quân triển
khai san gạt mặt bằng, cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi
nội đồng 20/11/2022 - 20/12/2022 và hoàn thành trước khi làm đất gieo cấy lúa
vụ Xuân 2023, yêu cầu các xã, thị trấn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Các năm tiếp theo: xây dựng lộ trình cụ thể cho từng năm về diện tích,
tiến độ, thời gian thực hiện.
4. Cơ chế chính sách.
- Thực hiện theo điều 5 (hỗ trợ tập trung, tích tụ ruộng đất), Nghị quyết số
51/2021/NQHĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh; theo điểm a khoản 1, điều
2, Nghị quyết 82/NQ-HĐND ngày 27/12/2021 của HĐND huyện.
- Lồng ghép chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa từng năm
theo Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 và Nghị định 62/2019/NĐ-CP
ngày 11/7/2019 của Chính phủ.
- UBND các xã, thị trấn căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương nghiên cứu
báo cáo cấp ủy, HĐND cùng cấp ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp thúc
đẩy việc tập trung, tích tụ ruộng đất.
4. Tổ chức thực hiện.
4.1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền các nội dung các Nghị quyết và chương
trình đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng các hình thức phù hợp với điều
kiện của từng địa phương; phân tích rõ và xác định việc tập trung, tích tụ ruộng
đất là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài nhằm phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, công nghệ cao, đạt năng suất,
hiệu quả cao hơn và bền vững hơn; từ đó tạo sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện
của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nông dân trong quá trình triển khai
thực hiện tập trung, tích tụ đất đai.
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, triển khai đầy đủ nghiêm túc các nội dung của
các Nghị quyết và chương trình, định hướng thực hiện như sau:
+ Tiếp tục chỉ đạo phá bờ vùng, bờ thửa, cải tạo đồng ruộng để triển khai
sản xuất tập trung tại tất cả các địa phương.
+ Triển khai việc tập trung, tích tụ chuyển đổi ruộng đất lần 3 trong năm
2022 tại 15 xã, thị trấn và lấy đơn vị là thôn (xóm) thực hiện, triển khai tại thôn
nào làm dứt điểm và hoàn thành tại thôn đó.
+ Giai đoạn năm 2023-2025 các địa phương còn lại phải xây dựng ít nhất 1
mô hình tập trung, tích tụ đất đai.
- Thực hiện chuyển đổi theo từng loại đất (đất trồng lúa, đất màu, đất nuôi
trồng thủy sản riêng); sau khi chuyển đổi phải đạt được mục tiêu mỗi hộ sử dụng
01-02 thửa/01 hộ, trong đó có đến 75 - 80% số hộ sử dụng 01 thửa.
- Sau khi chuyển đổi ruộng đất và hình thành vùng sản xuất quy mô lớn,
quỹ đất dôi dư ưu tiên cho việc quy hoạch để xây dựng công trình công cộng, xây
dựng các thiết chế văn hóa phúc lợi như hội quán, sân bóng đá, bóng chuyền; xây
dựng và mở rộng đường; bãi và điểm thu gom rác, đất dùng cho phát triển trang
trại tập trung, đất xây dựng hồ điều hòa, sinh thái, đất trồng cây xanh, mở rộng
khu dân cư, đất dự phòng... tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, thôn
xóm. Quỹ đất này giao cho UBND xã, thị trấn quản lý và bố trí sử dụng phù hợp
với quy hoạch chung của địa phương và thôn, xóm.
* Các bước triển khai thực hiện việc tập trung, tích tụ chuyển đổi ruộng đất
ở cấp thôn, xóm: (Các xã, thị trấn chủ động xây dựng lộ trình, đường găng cụ thể
để triển khai)
Bước 1: Hoàn thành trong tháng 9/2022
+ Thành lập Tổ công tác của thôn để thực hiện các nội dung công việc
chuyển đổi ruộng đất tại thôn.
+ Tổ chức họp cấp ủy, chi bộ thống nhất chủ trương triển khai thực hiện
+ Họp mở rộng để tuyên truyền chủ trương, mục đích, yêu cầu của việc
trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 đến tận hộ dân và bàn phương án triển
khai thực hiện.
Bước 2: Hoàn thành trong tháng 10/2022 (bắt đầu sau thu hoạch lúa Hè Thu)
Tổ chức khảo sát và có đầy đủ thông tin về: số hộ, diện tích đất sản xuất/xứ
đồng chuyển đổi của từng hộ; loại đất nông nghiệp theo vùng sản xuất (có mẫu
kèm theo); lựa chọn hệ số K để chuyển đổi các loại đất với nhau; dự tính việc
ghép hoặc bốc thăm để ghép hộ theo ô thửa, vùng sản xuất; lựa chọn phá các ô
thửa nhỏ thành ô thửa lớn, vùng sản xuất tập trung hình thành cánh đồng mẫu, hạn
chế sản xuất riêng lẽ.
Bước 3: Hoàn thành trong tháng tuần 1, tuần 2 tháng 11/2022
+ Lập bản cam kết tham gia tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3
đến tận hộ dân (theo mẫu hướng dẫn của phòng Tài nguyên và Môi trường).
+ Lên bản đồ hoặc sơ đồ hiện trạng bố trí đồng ruộng.
+ Xây dựng bản đồ vùng quy hoạch dự kiến sau chuyển đổi, tập trung: dự
kiến các hộ được giao đất sản xuất sau khi đã chuyển đổi, phá bờ vùng, bờ thửa.
+ Soát xét sắp xếp và bố trí quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội
đồng, quá trình thực hiện cần phân vùng dựa vào đặc điểm của từng vùng (vùng
nào cần cải tạo đất, vùng nào ưu tiên sản xuất tập trung cánh đồng mẫu lớn; ưu
tiên vùng thuận lợi cho canh tác).
+ Phương án thực hiện của thôn và được sự đồng thuận của người dân trên địa
bàn được UBND xã, thị trấn thẩm định phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Lưu ý: Ưu tiên sắp xếp bố trí vùng tập trung dự kiến giao đất theo nhóm hộ
tổ liên gia, nhóm hộ có quan hệ anh em họ hàng để thuận tiện trong việc phân
nhóm bốc thăm, nhóm hộ có diện tích lớn hiện hữu đã sản xuất ổn định để thuận
lợi cho việc tổ chức sản xuất sau khi được tập trung chuyển đổi.
+ Mỗi thôn, xóm sau chuyển đổi phải có một vùng sản xuất tập trung đạt
yêu cầu theo bộ tiêu chí về cánh đồng mẫu của Sở NN và PTNT đã ban hành.
Bước 4: Triển khai tháng ra quân đồng loạt, dự kiến từ tuần 3 tháng 11 đến
tuần 3 tháng 12/2022
+ Phát động ra quân bổ sung hoàn thiện hạ tầng về giao thông, thủy lợi, đắp
bờ vùng theo quy hoạch đã bàn bạc cho tất cả các vùng để đảm bảo hạ tầng được
bố trí đồng bộ, thuận tiện cho việc bàn bốc thăm giao đất và tổ chức sản xuất sau
chuyển đổi.
Bước 5: Hoàn thành trong tuần 4 tháng 12.
+ Tổ chức bốc thăm và giao đất ổn định cho các hộ sản xuất.
Bước 6: Hoàn thiện trong Quý 1 năm 2023
+ Hoàn thiện đo vẽ và cấp lại bìa đất cho bà con nhân dân.
Bước 7: Hoàn thiện trong Quý 1 năm 2023
Thành lập các tổ hợp tác hoặc HTX để tổ chức sản xuất trên các vùng đã
được chuyển đổi, tích tụ và giao đất ổn định. Khuyến khích mời gọi doanh
nghiệp, HTX liên doanh liên kết trên vùng đất đã được chuyển đổi, tích tụ.
- Các bước triển khai ở cấp xã, thị trấn (các tổ phân công chỉ đạo địa bàn
phối hợp xã, thị trấn xây dựng lộ trình, đường găng cụ thể để triển khai)
+ UBND xã, thị trấn chủ động tham mưu để Ban chấp hành Đảng ủy xã, thị
trấn ban hành Nghị quyết Đảng bộ để chỉ đạo.
+ Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên để tổ chức thực hiện (mời cả hệ thống chính trị ở xã cùng tham
gia Ban chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện đồng bộ). Ban chỉ đạo xã, thị trấn do Chủ
tịch UBND làm Trưởng ban.
+ Xây dựng kế hoạch hoặc đề án thực hiện và phân công cán bộ chỉ đạo, tổ
chức thực hiện; Kế hoạch hoặc đề án chuyển đổi ruộng đất, phá bờ thửa nhỏ, cải
tạo đồng ruộng trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua và được UBND huyện
thẩm định phê duyệt để thực hiện.
+ Thành lập Hội đồng thẩm định phương án thực hiện của thôn, xóm để
đảm bảo quy hoạch chung và định hướng phát triển theo quy hoạch xã, thị trấn và
quy hoạch vùng huyện.
+ Tổ chức họp chi bộ, họp dân lấy ý kiến từ khâu quy hoạch, dự kiến dành
các quỹ đất; dự kiến ghép các hộ theo thửa, vùng ...
4.2. Phòng Nông nghiệp và PTNT.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến các chính sách chuyên đề về
tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất đã ban hành để UBND các xã, trị trấn áp
dụng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo công tác phá bờ
vùng bờ thửa để tạo tiền đề cho tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất. Phối hợp
Trung tâm ƯDKHKT &BVCTVN huyện hướng dẫn xây dựng các mô hình, dự án
phát triển nông nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nông nghiệp
công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất trên vùng được dồn điền đổi thửa để
nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ chuyên môn theo từng nội dung
công việc, chủ động phối hợp với cơ quan liên quan tiếp tục bám sát cơ sở, hướng
dẫn các địa phương để thực hiện, báo cáo kết quả đúng tiến độ và thời gian quy
định. Rà soát các khâu còn tồn tại để tiếp tục bổ cứu, khắc phục nhằm tổ chức
đánh giá rút kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất. Chủ trì, phối hợp với phòng
Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm ƯDKHKT &BVCTVN huyện chỉ đạo
UBND các xã, thị trấn rà soát, xây dựng kế hoạch để thực hiện mô hình tập trung
ruộng đất, phá bỏ bờ vùng bờ thửa trong những năm tiếp theo.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các địa phương trong
việc quy hoạch, thiết kế đồng ruộng sản xuất tập trung, theo tiêu chính cánh đồng
mẫu của Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành trên các diện tích thực hiện xong
việc tích tụ, chuyển đổi ruộng đất.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp
theo tiêu chuẩn công nghệ cao hoặc theo hướng công nghệ cao theo đúng quy
trình của Sở NN và PTNT ban hành. Kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác và hộ gia đình, cá nhân có khả năng đầu tư để xây dựng các mô hình thí
điểm và thực hiện đồng nhất về bộ tiêu chí sản xuất nông nghiệp nói trên sau khi
thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất.
- Đẩy mạnh các biện pháp quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của người dân và doanh nghiệp như: quản lý vật tư hàng hóa nông nghiệp, kiểm
soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để
hình thành các hình thức liên kết thông qua hợp đồng theo chuổi giá trị sản xuất,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó
doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết. Khuyến khích áp dụng khoa học công
nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm; phát triển mạnh liên kết sản xuất.
4.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Ban hành mẫu đề án cấp đất, giao đất sau chuyển đổi cho các địa phương
làm cơ sở để thu hồi và giao đất cho các hộ.
- Hướng dẫn, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện điều tra, đánh giá
chất lượng đất, tiềm năng đất đai, phân hạng thích hợp đất đai nhằm rà soát
khoanh thực hiện tập trung, tích tụ đất đai; xây dựng bản đồ, sơ đồ, quy hoạch chi
tiết các khu vực sản xuất tập trung để phục vụ cho việc quản lý sản xuất.
- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng hồ sơ về cải tạo đất trình các
cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng quy trình và quy định của pháp luật.
- Phối hợp Văn phòng Đăng ký đất đai phối hợp các địa phương thực hiện
hoàn thành việc đo đạc chỉnh lý bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
sau khi tập trung, tích tụ ruộng đất.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ nông dân thực hiện các thủ tục
chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn băng giá trị quyền sử dụng đất khi tập trung,
tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn theo đúng các quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai một cách nhanh nhất;
UBND cấp xã làm đầu mối và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cá
nhân tiếp cận bàn bạc thỏa thuận với hộ nông dân về các hình thức tập trung, tích
tụ ruộng đất để sản xuất.
4.4. Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện. Phối hợp với
phòng Nông nghiệp và PTNT xây dựng chính sách, hướng dẫn thực hiện chính
sách và tổ chức nghiệm thu mô hình theo tiến độ đề ra.
4.5. Trung tâm Ứng dụng KHKT &BVCTVN huyện.
- Phân công cán bộ đầu mối phối hợp Phòng NN và PTNT để theo dõi tham
mưu thực hiện các nội dung của kế hoạch này.
- Tham mưu triển khai các mô hình sản xuất trên các vùng được chuyển
đổi, ưu tiên các mô hình sản xuất áp dụng các giống lúa mới chất lượng, sản xuất
theo hướng hữu cơ gắn với phát triển các sản phẩm OCOP; mô hình trồng lúa kết
hợp nuôi các loại thủy đặc sản theo hướng tập trung có áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất; mô hình áp dụng cơ giới hóa như áp dụng máy cấy, phun
thuốc bằng máy bay, công cụ sạ hàng... kết hợp hình thành các tổ hợp tác, HTX
trên các mô hình này.
- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án sản xuất trên khu
vực sản xuất tập trung; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản
xuất để hạn chế chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng gạo trong thời
gian tới.
4.6. Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Cẩm Xuyên - tp Hà Tĩnh.
Phối hợp các địa phương thực hiện hoàn thành việc đo vẽ, chỉnh lý bản đồ,
hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
sử dụng đất sau khi chuyển đổi ruộng đất làm cơ sở thực hiện các quyền của
người sử dụng đất theo quy định của phát luật.
4.7. Trung tâm Văn hóa- Truyền thông huyện.
- Phối hợp chặt chẽ với phòng NN&PTNT, phòng TN&MT xây dựng các
nội dung chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phát sóng, đưa tin các nội
dung về thực hiện các Nghị quyết, chương trình và Kế hoạch của UBND huyện
trên trang truyền thông, hệ thống loa truyền thanh tại các xã, thị trấn để nhân dân
được biết và theo dõi, từ đó đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn, tạo nền tảng cho các
năm tiếp theo.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình triển khai thực hiện việc tập
trung, tích tụ đất đai ở các địa phương, đơn vị trong tỉnh; tuyên truyền, giới thiệu
các mô hình, các dự án phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhờ tập trung, tích
tụ đất đai.
4.8. Phòng Nội vụ, Ban Thi đua Khen thưởng huyên.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện khen thưởng, biểu dương kịp thời
các tập thể, cá nhân có cách làm sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành tốt chỉ tiêu được
giao về tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3.
4.9. Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện.
Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện và các đoàn thể cấp huyện phát
động các phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô
hình tiên tiến; tuyên truyền, phổ biến các kinh nghiệm tốt trong quá trình triển
khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, số 05-NQ/HU của Huyện
ủy, chương trình hành động số 59-CTr/HU của Huyện ủy và Kế hoạch của UBND
huyện; tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời các điển hình tiên tiến.
Trên đây là kế hoạch về tập trung, tích tụ, chuyển đổi ruộng đất lần 3 sản
xuất cánh đồng lớn trên địa bàn huyện năm 2022 và những năm tiếp theo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- Sở Nông nghiệp và PTNT; - Sở Tài nguyên và Môi trường; - TT Huyện ủy, TT HĐND huyện; - Chủ tịch, các PCT UBND huyện; - Các phòng, ngành, đoàn thể cấp huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT, NN. |
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH |
Lê Ngọc Hà |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI, TẬP TRUNG, TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT NĂM 2022 (Kèm theo kế hoạch /KH-UBND ngày /3/2022 của UBND huyện) |
TT |
Xã, thị trấn |
Thôn, TDP |
Diện tích (ha) |
Ghi chú |
Tổng cộng |
1.591,2 |
1 |
Xã Nam Phúc Thăng (100 ha) |
Thôn 3A |
30 |
Thôn 6A |
30 |
Thôn 3 |
15 |
Thôn Tiến Hưng |
25 |
2 |
Xã Cẩm Dương (110,2 ha) |
Thôn Bắc Thành |
40 |
Thôn Nam Thành |
45 |
Thôn Trung Dương |
25 |
3 |
Xã Cẩm Quang (60 ha) |
Thôn 1 |
30 |
Thôn 8 |
30 |
4 |
Xã Cẩm Hà (52 ha) |
Thôn Cẩm Đông |
17 |
Thôn Nguyễn Đối |
35 |
5 |
Xã Cẩm Bình (27 ha) |
Thôn Đông Trung |
7 |
Thôn Bình Quang |
20 |
6 |
Xã Cẩm Quan (76 ha) |
Thôn Mỹ Am |
30 |
Thôn Thanh Mỹ |
46 |
7 |
Xã Cẩm Thành (90 ha) |
Thôn Đông Nam Lộ |
35 |
Thôn Tân Vĩnh Cần |
35 |
Thôn Đồng Bàu |
20 |
8 |
Xã Cẩm Thạch (20 ha |
Thôn Bộc Nguyên |
10 |
Thôn Na Trung |
10 |
9 |
Thị trấn Thiên Cầm (30 ha) |
TDP Nhân Hòa |
20 |
TDP Yên Hà |
10 |
10 |
Xã Cẩm Mỹ (22,6 ha) |
Thôn Quốc Tuấn |
23 |
11 |
Xã Cẩm Hưng (73 ha) |
Thôn Hưng Tiến |
73 |
12 |
Xã Cẩm Thịnh (17 ha) |
Thôn Lai Lộc |
17 |
13 |
Xã Cẩm Lộc (10 ha) |
Thôn Đông Phong |
10 |
14 |
Xã Yên Hòa (364,4 ha) |
Thôn Yên Mỹ |
38,9 |
Thôn Yên Giang |
60,0 |
Thôn Bình Thọ |
83,0 |
Thôn Minh Lạc |
60,0 |
Thôn Quý Hòa |
23,0 |
Thôn Đại Hòa |
33,0 |
Thôn Minh Hòa |
34,5 |
Thôn Đông Hòa |
32,0 |
15 |
Xã Cẩm Lạc (529 ha) |
Thôn Hà Văn |
74,0 |
Thôn Lạc Thọ |
52,0 |
Thôn Hoa Thám |
53,0 |
Thôn Hưng Đạo |
59,0 |
Thôn Phú Đoài |
138,0 |
Thôn Đinh Phùng |
40,0 |
Thôn Đinh Hồ |
24,0 |
Thôn Yên Lạc |
37,0 |
Thôn Quang Trung 2 |
26,0 |
Thôn Quang Trung 1 |
36,0 |